Hướng dẫn bảo dưỡng đá Granite

Đá Granite là loại vật liệu có cấu trúc phức tạp do vậy yêu cầu kỹ thuật làm phẳng và tạo bóng cho chúng khá cao.Hơn thế nữa, khi vật liệu đã được tạo hình và ốp/lát trên bề mặt thì việc mài, tạo bóng lại không phải là công việc dễ dàng.
 
Đá Granite là loại vật liệu có cấu trúc phức tạp do vậy yêu cầu kỹ thuật làm phẳng và tạo bóng cho chúng khá cao.Hơn thế nữa, khi vật liệu đã được tạo hình và ốp/lát trên bề mặt thì việc mài, tạo bóng lại không phải là công việc dễ dàng.
 
Để mài mịn và tạo bóng được bề mặt đòi hỏi quy trình áp dụng các đĩa mài kim cương. Máy mài công suất lớn với mâm xoay 6 đĩa mài và máy mài góc 4 inchs là công cụ thường được chọn vì nó giúp bạn dễ dàng mài các khu vực rộng trong thời gian tương đối ít. Các khu vự nhỏ hoặc trong góc có thể được xử lý bằng máy mài tay với các loại đĩa mài kim cương thích hợp. Cả hai loại dụng cụ này đều được sử dụng cho đánh bóng và hoàn thiện bề mặt đá Granite. Tùy thuộc vào công cụ chúng ta có thể mài ướt hoặc mài khô. Mài ướt yêu cầu phải có công cụ đặc biệt để xử lý nước rất nhanh trong quá trình mài, tránh nước ngấm trên đá.
 
HƯỚNG DẪN BẢO DƯỠNG
 
1. Vệ sinh sạch cát, bụi… trên bề mặt khu vực đá cần mài và tạo bóng, đảm bảo khu vực thi công phải thoáng khí và không có các đồ vật do quá trình mài và tạo bóng rất cần không gian rộng cho máy
 
 mài di chuyển và nếu mài khô sẽ rất bụi; Yêu cầu công nhân thi công cần mang đồ bảo hộ lao động
 
 đầy đủ ngay cả khi làm việc ngoài trời. Khu vực làm việc trong nhà cần có hệ thống hút chân không.
 
2. Sử dụng máy mài công xuất cao và đĩa mài kim cương cho việc mài mịn và tạo bóng. Bắt đầu công đoạn mài từ đĩa mài kim cương số 50, Quay máy với tốc độ 1500 rpm và mài một lớp mỏng trên bề mặt đá. Giữ phẳng đĩa so với bề mặt và di chuyển máy từ từ trong một chuyển động có kiểm soát.
 
3. Mài phẳng các cạnh xung quanh các viên đá tạo nên một mặt phẳng đồng đều. Loại bỏ một lớp mỏng trên bề mặt bằng máy hút công xuất cao, đảm bảo hút khô bề mặt ngay sau công đoạn mài để tránh nước ngấm vào đá. Khi bề mặt đã trở nên đồng đều và có độ phẳng tương đối theo định dạng, thay thế các ổ đĩa với các đĩa mài kim cương
 
4. Tiếp đục mài cho đến khi bạn cảm thấy hài lòng với độ mịn của bề mặt, sử dụng đĩa mài kim cương lên đến số 3000 tùy theo tình trạng của bề mặt. (Chú ý: Nếu sử dụng mài khô, khuyến cáo không được dử dụng nước vì điều này có thể gây hỏng máy mài và gây sốc điện, rất nguy hiểm cho người lao động). Mài đồng đều trên toàn bộ bề mặt với mỗi lớp đĩa mài thay đổi.
 
5. Mài các khu vực cạnh, góc khó tiếp cận với máy mài cầm tay. Sử dụng các đĩa mài kim cương thích hợp. Luôn bắt đầu với một loại đĩa mài thô và mài với những đĩa mài số lớn dần theo cách của bạn sao cho phù hợp. Điều này sẽ loại bỏ các vết trầy xước qua mỗi lớp đĩa mài sử dụng.
 
6. Đánh bóng đá sử dụng đĩa mài kim cương mang lại kết quả cho bề mặt đá granite một sự trơn chu, mượt mà, cảm giác thật mịn thật mát khi sờ lên bề mặt đá. Hút, sấy khô hoàn toàn và vệ sinh lại bề mặt, đảm bảo không còn sót lại các hạt silicat, chất cặn dư thừa trên bề mặt.
 
Kết thúc công đoạn bằng một lớp phủ tạo bóng và bảo vệ bề mặt. Sử dụng chất tạo bóng cho đá Granite (K400, Starshine… các dòng sản phẩm tạo bóng từ Italy) kết hợp cùng máy đánh bóng công suất 1500 rpm với mâm xoay gắn pad siêu bóng sẽ mang lại cho bề mặt sự sáng bóng với màu sắc nguyên bản của đá tự nhiên và công  trình sẽ trở nên sang trọng, lộng lẫy hơn.
 
Để bảo vệ bề mặt khỏi sự ngấm nước, ngấm bẩn, vết trầy xước, kéo dài thời gian duy trì mặt bóng rất cần phủ lên bề mặt một lớp chống thấm bảo vệ bề mặt và thường xuyên vệ sinh bề mặt bằng những sản phẩm chuyên dụng cho đá tự nhiên.


Gọi điện SMS Chỉ Đường